Câu chuyện ảnh về làng Thổ Hà năm 2014 thuộc chuỗi những chuyến đi khám phá Việt Nam của tôi, sau một thời gian dài sống xa quê hương.

Tôi may mắn được dành một phần tuổi thơ trong môi trường làng xóm. Nhưng khi lớn lên, tôi lại dành chủ yếu thời gian của mình nơi phố thị.

Năm 2014 tôi được một đôi phượt thủ giới thiệu tới làng Thổ Hà. Ấn tượng đầu tiên của tôi với Thổ Hà là một cảm giác vô cùng quen thuộc. Tôi cảm thấy như tìm được một phần tuổi thơ của mình vậy. Kể từ đó, tôi quay lại đây nhiều lần, để cảm nhận Thổ Hà và định hình cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn. 

Tôi quay lại đây nhiều lần tới mức trở thành một gương mặt quen thuộc đối với người dân nơi đây. Tôi được mời thăm nhà một cán bộ làng, và còn được chiêm ngưỡng cây hương của gia đình, gặp gỡ họ hàng, làng xóm, còn được mời nghỉ tại nhà của họ.

Trong một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng rất ý nghĩa, tôi đã có cảm giác như mình là người của Thổ Hà. Bộ ảnh này là ghi chép trong quá trình lui tới Thổ Hà của tôi trong năm 2014, là một phần chặng đường tôi tìm lại chính mình, vượt qua cú sốc văn hoá ngược khi từ Úc trở về Việt Nam, đồng thời giúp tôi tìm lại ý nghĩa của một nét văn hóa điển hình của dân tộc Việt Nam: “tình làng nghĩa xóm”.


Cổng làng Thổ Hà năm 2014

Sân kho Thổ Hà 2014 (1)

Sân kho Thổ Hà 2014 (2)

Làng Thổ Hà được bao quanh phần lớn là nước, cho nên người dân Thổ Hà thường xuất/nhập khẩu hàng hoá theo đường sông nước.

Trong vài thập kỷ gần đây, làng Thổ Hà trở nên nổi tiếng nhờ nghề làm bánh tráng

Bánh tráng và than tổ ong thường được phơi nắng hàng ngày, cảnh thường thấy xung quanh làng Thổ Hà

Tiệm bánh cuốn Thổ Hà

Thế hệ trẻ làng Thổ Hà

Trước cổng mầm non Thổ Hà

Nướng bánh tráng

Phụ nữ diện áo dài trong một lễ cưới.

Một người dân Thổ Hà ngồi nghỉ trước thềm nhà.
Sức mạnh của dân tộc Việt Nam nằm trong bản chất xã hội của họ. Với nền tảng là hệ thống làng xã - Philip Jones Griffith, Vietnam Inc., 1971

Hẹn gặp lại,

Bạch Nam Hải